Bởi người ta vẫn thường nói nghề chọn người chứ người không chọn nghề. Bản thân từng tập trung học kỹ thuật vì nghĩ rằng mình không phù hợp với những ngành nghề khác nhưng dạo gần đây mình nhận ra cuộc những thứ mình nghĩ không phù hợp lại phù hợp với bản thân không tưởng. Tới cuối năm 2023 đầu năm 2024, mình được tham gia một khóa học về quản lý. Ban đầu thì mục tiêu chỉ là học quản lý dự án, nhưng sau cùng thứ mình học được nhiều thì lại là về kinh doanh và vận hành doanh nghiệp và bước đầu tiên mình được yêu cầu làm chính là đoc cuốn sách “Triết lý kinh doanh của Kyocera” và nó đã mình nhận ra thêm nhiều điều về khả năng của bản thân
Trước khi đọc đến cuốn này, bản thân cảm thấy thực sự ngại khi cầm một cuốn sách dày cộp với khoảng 400 trang sách viết về thứ mà mình không có dự định tìm hiểu khá không thích do nó đi hơi xa so với mục tiêu của mình. Nhưng khi đọc rồi mới nhận ra thực sự cuốn sách không quá khó đọc, thậm chí nó còn đơn giản đến bất ngờ. Theo như lời thầy giáo nói thì Kyocera là triết lý của Inamori Kazuo, một nhà kinh doanh lỗi lạc Nhật Bản, người thành lập ra công ty gốm Kyocera và cũng là người đã cứu cả một hãng hàng không đang trên bờ vực phá sản là Japan Airlines, nhưng cuốn sách này thực tế lại được ghi chép lại bởi những người được coi là học trò của ông, người đã được ông chỉ dạy các triết lý cuộc sống, cách vận hành doanh nghiệp và phát triển công ty thành tập đoàn đa quốc gia lớn mạnh
Triết lý kinh doanh Kyocera được chia ra làm 5 phần chính bao gồm
- Lich sử hình thành triết lý
- Để sống một cuộc đời tuyệt diệu
- Tâm trong quản trị kinh doanh
- Ở Kyocera, mỗi người là một chủ doanh nghiệp
- Đối với việc tiến hành công việc hàng ngày
Nhưng để tổng kết một cách đơn giản, chúng ta có thể thấy rõ công thức mà triết lý Kyocera đưa ra như sau:
Thành công trong cuộc sống và công việc = Cách tư duy x Tinh thần nhiệt huyết x Khả năng và năng lực
Với cách tư duy, Kyocera tập trung vào tư duy hướng tâm, mọi hành động, suy nghĩ đều xuất phát từ cái tâm thì mới có thể mang đến sự thay đổi, sự tiến bộ. Người sử dụng cái tâm trong cách tư duy sẽ có được mối quan hệ tốt với mọi người, từ đó tạo sự gắn kết và tạo ra được kết quả với hiệu suất cao hơn khi cùng làm việc.
Người có nhiệt huyết, có trách nhiệm, chịu được áp lực và luôn cố gắng sẽ luôn là người được mọi người quý mến cũng như lôi cuốn được người tài xung quanh. Người có nhiệt huyết sẽ có can đảm, dũng khí để chiến đầu vì lý tưởng, mục tiêu của bản thân, không từ bỏ dù khó khăng bủa vây. Thêm đó khi ở vị trí lãnh đạo, nếu là người nhiệt huyết thì sẽ tấm gương cực kỳ tuyệt vời để những người dõi theo đặt làm hình mẫu, như vậy tất cả đều sẽ hướng tới sự nhiệt huyết và dồn tâm huyết vào một công việc và từ đó tạo ra thành quả cực kỳ to lớn.
Và cuối cùng là năng lực cá nhân suất sắc sẽ giúp đưa ra những ý tưởng, phương án và quyết định cực kỳ táo bạo nhưng lại rất cẩn thận, giúp cho mọi việc có thể đi đúng hướng. Hoặc có thể có khả năng ứng phó với những vẫn đề đang gây ra sai hướng một cách dễ dàng hơn.
Triết lý Kyocera phần nào đó cũng thể hiện một phần tính cách của người Nhật trong thời kỳ phát triển cưc thịnh từ những năm 1950 đến đầu thế kỷ 21. Làm việc cực kỳ nhiệt huyết, chuẩn chỉ và luôn tạo ra những sản phẩm hoàn hảo nhất có thể. Chúng ta có thể thấy những sản phẩm của Nhật luôn có chất lượng có thể gọi là hàng đầu thế giới, từ điên tử gia dụng đến những khoa học kỹ thuật, viễn thông, thậm chí khoa học vũ trụ, không mảng nào là thiếu cái tên Nhật Bản. Và để tạo ra được những sản phẩm tốt như vậy, không chỉ cần người quản lý giỏi như các giám đốc doanh nghiệp, CEO. Nếu nhìn vào những người Nhật bình thường nhất, ta đều thấy họ đều được quán triệt một cách triệt để về cách tư duy, cách thể hiện nhiệt huyết vào công việc cho dù đôi khi nó hơi thái quá, sự cẩn trọng trong từng bước thực hiện một công việc gì đó và đương nhiên là năng lực cá nhân luôn nằm trong top vượt trội so với mặt bằng chung.
Thực sự sau khi đọc cuốn sách này và nhìn lại bản thân cũng như đội nhóm hiện tại, mình thực sự mong rằng một lúc nào đó thì bản thân mình và những người xung quanh có thể áp dụng được phần nào triết lý Kyocera vào công việc. Chỉ cần như vậy thôi thì dám chắc rằng hiệu suất làm việc cũng như chất lượng đầu ra sẽ cải thiện được rất nhiều