Khi bắt đầu nhập môn vào lập trình, sau khi học xong những vấn đề cơ bản như thuật toán, dữ liệu, ngôn ngữ... chúng ta được giới thiệu về các framework, library hoặc CMS để hỗ trợ việc thiết kế, xây dựng các ứng dụng, webiste. Vậy chúng là gì và có tác dụng ra sao?

cms và framework

Framework

Nguyên gốc của từ “Framework” mang nghĩa là “bộ khung”. Framework là một thư viện các mã lệnh được xây dựng sẵn để chúng ta sử dụng, nó cung cấp cho chúng ta các chức năng cơ bản cần thiết mà người lập trình viên thường xuyên phải sử dụng khi tiến hành phát triển phần mềm, web,… Có thể ví framework như tập các “Vật liệu” ở từng lĩnh vực cho người lập trình viên, thay vì họ phải mất nhiều thời gian để tự thiết kế trước khi dùng. Do vậy, người lập trình viên chỉ cần tìm hiểu và khai thác các vật liệu này rồi thực hiện ( tức lập trình ) để gắn kết chúng lại với nhau, tạo ra sản phẩm.
Có thể lấy ví dụ như việc xây dựng nhà. Một căn nhà gồm nhiều phòng, mỗi phòng có các chức năng khác nhau, được thiết kế khác nhau… nhưng không phải ta muốn có phòng nào là xây phòng đó mà ta phải xây dựng bộ khung cho ngôi nhà. Bộ khung bao gồm nền móng, các cột trụ đỡ… và khó có thay đổi được. Sau khi xây xong khung, chúng ta mới tiến hành chia nhỏ các khu vực để xây dựng các phòng với các chức năng riêng, được bài trí riêng và có thể thay đổi được.
Cũng tương tự đối với công việc lập trình, framework được xây dựng để làm bộ khung cho việc xây dựng một phần mềm/website với những tính năng cơ bản, làm nền tảng để giúp lập trình viên tiện hơn trong việc lập trình, quản lý, giảm thiểu rủi ro sai sót trong lúc làm việc. Việc sử dụng framework trong lập trình cũng giúp cho lập trình viên tiết kiệm được nhiều thời gian hơn và đảm bảo ản toàn hơn, giảm khả năng bị hacker xâm nhận và gây hại.

Library

Library là một tập hợp các chức năng (functions), các lớp (class) được viết sẳn để có thể tái sử dụng. Mỗi function hoặc class phục vụ cho một công việc cụ thể nào đó. Các functions, class có thể gọi ra bởi những câu lệnh định sẵn giúp cho lập trình viên tiết kiệm được thời gian trong việc xử lý các thuật toán. Ngoài ra, việc có thể tái sử dụng cũng giúp cho hệ thống được gọn gàng, bớt shitcode, tăng đốc độ xử lý dữ liệu cho hệ thống. Library không phải là thành phần chính của hệ thống cho nên việc sử dụng hay không thì không ảnh hưởng tới hoạt động của phần mềm, hệ thống.

 

CMS

Hệ quản trị nội dung, cũng được gọi là hệ thống quản lý nội dung hay CMS là phần mềm để tổ chức và tạo môi trường cộng tác thuận lợi nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tài liệu và các loại nội dung khác một cách thống nhất. Hệ thống CMS giúp tiết kiệm thời gian xây dựng, quản lý, chi phí vận hành và bảo trì cho nên thường được sử dụng trong việc xây dựng website vừa và nhỏ.

Chức năng chính của CMS bao gồm:

  • Tạo, lưu trữ nội dung
  • Chỉnh sửa nội dung
  • Chuyển tại và chia sẻ nội dung
  • Tìm kiếm và phân quyền người dùng

Sự khác nhau giữa FRAMEWORK, LIBARY và CMS là gì? Khi nào nên sử dụng chúng?

Về cơ bản, CMS có thể coi là một phần mềm đã hoàn thiệt với các chức năng hoàn chỉnh, cho nên việc so sánh giữa Framework, libary và CMS có thể không được hợp lý. Việc so sánh có thể tách ra thành sự khác nhau giữa framework và library và sự khác nhau giữa framework và cms.

 

1. Framework và library

– Framework và Library đều cung cấp các tính năng (functions) được viết sẵn để chúng ta có thể tái sử dụng.

– Framework là bộ khung của phần mềm cho nên việc thiết kế, xây dựng phần mềm phải đảm bảo quy tắc do framework đặt ra, không thể thay đổi những quy tắc cơ bản về cấu trúc của framework.

– Library chỉ là thư viện chứa các function và class, cho nên khi cần sử dụng thì ta chỉ việc gọi ra mà không làm ảnh hưởng tới cấu trúc

– Framework và library có thể kết hợp với nhau để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh

 

2. Framework và cms

– CMS là một hệ thống quản trị nội dung, thường được sử dụng trong xây dựng website, và nó có thể coi là một sản phẩm đã hoàn thiện. Việc xây dựng website đôi khi chỉ cần kéo thả hoặc cài đặt thêm các tính năng có sẵn.

– Framework là nền tảng để xây dựng nên website. Không như CMS, việc xây dựng website bằng framework đòi hỏi nhiều công sức và kỹ thuật hơn và mất nhiều thời gian hơn.

– Framework có thể dùng để xây dựng lên một CMS, còn ngược lại thì không

– Framework có thể dùng để xây dựng phần mềm cho máy tính, điện thoại hay website

 

Lời kết

Framework, library hay CMS đều là những chủ đề quan trọng khi tìm hiểu về lập trình. Vậy nên việc tìm hiểu về chúng giúp ích rất nhiều cho việc học hỏi ban đầu cũng như việc lựa chọn sử dụng trong lúc làm việc. Hy vọng rằng những thông tin trên giúp bạn đọc khái quát được khái niệm cũng như ưu nhược điểm của Framework, library và CMS

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *